Niêm mạc đại tràng là gì? Tại sao cần bảo vệ niêm mạc đại tràng?

Niêm mạc đại tràng chủ yếu là các tế bào nhầy bài tiết chất nhầy, chúng được bài tiết khi thức ăn chạm vào các tế bào nhầy hoặc tế bào nhầy bị kích thích bởi phản xạ ruột tại chỗ. Chất nhầy bảo vệ thành ruột khỏi bị trầy xước, khỏi tác hại của các vi khuẩn trong phân và là chất kết dính cho phân. Cùng với đó, nơi bài tiết những chất tồn dư của cơ thể và các loại thuốc sau khi uống là ở đường tiêu hóa. Vậy niêm mạc đại tràng là gì? Tại sao cần bảo vệ niêm mạc đại tràng?

1. Niêm mạc đại tràng khi bị viêm

Tình trạng hình thành các ổ viêm, áp xe gây xung huyết ở niêm mạc đại tràng, thường bắt đầu ở trực tràng và lan dần lên, khi này được gọi là viêm niêm mạc đại tràng. Điều này khiến tế bào trên bề mặt niêm mạc ruột bị chết đi, làm suy yếu hàng rào lợi khuẩn. Các vết loét có thể bị chảy máu, tiết dịch nhầy và mủ.

Thời gian đầu của bệnh, viêm đại tràng cấp tính chỉ ở mức độ nhẹ và vừa, nhưng nếu để tình trạng viêm kéo dài và không can thiệp kịp thời thì dễ dẫn dến viêm đại tràng mạn tính dai dẳng suốt đời.

2. Triệu chứng thường gặp của viêm niêm mạc đại tràng

Tùy vào mức độ viêm của đại tràng và vị trí viêm mà bệnh có thể có biểu hiện khác nhau, thường gặp nhất gồm:

– Bụng dưới đau quặn hoặc dọc khung đại tràng. Bụng trái thường đau và giảm dần sau khi đại tiện.

– Đi ngoài bất thường nhiều lần trong ngày, tiêu chảy thành nước hoặc phân nát. Tình trạng nặng hơn sau khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Phân nhầy, có thể kèm theo máu do xuất huyết tại các vết loét.

– Thường trực cảm giác đầy hơi, bụng khó chịu.

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Một số dấu hiệu khác:

– Bị táo bón, phân nhầy có máu.

– Đi ngoài nhiều lần khiến hấp thu dinh dưỡng kém có thể gây chậm phát triển ở trẻ em.

– Tiêu chảy nặng dẫn đến mất nước và sốt ở những người viêm đại tràng cấp tính, kịch phát.

3. Nguyên nhân khiến niêm mạc đại tràng bị viêm

Các nguyên nhân thường thấy dẫn đến viêm niêm mạc ở đại tràng gồm:

– Mắc bệnh viêm ruột: Khoảng 30% tỉ lệ trường hợp mắc bệnh viêm ruột (hay bệnh Crohn) sẽ có triệu chứng viêm niêm mạc ở đại tràng.

– Viêm đại tràng do phẫu thuật: Có một số ca phẫu thuật đại tràng được chỉ định cần mở một lỗ để thải phân ra ngoài thay vì đi qua trực tràng, điều này gây ra viêm nhiễm ở người bệnh.

– Nhiễm trùng: Thường lây qua hoạt động quan hệ tình dục,điển hình là đường hậu môn.

– Nhiễm khuẩn: Đây là nguyên nhân chính gây viêm niêm mạc ở đại tràng, thường thấy ở người có thói quen ăn lại đồ ăn cũ, ôi thiu hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, điều này vô tình đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây nhiễm khuẩn đường ruột như: E.coli, lị amip, lị trực khuẩn (shigella), các loại giun hoặc do nhiễm Rotavirus.

– Rối loạn hệ thống miễn dịch: Nếu xảy ra rối loạn ở hệ thống miễn dịch thì các tế bào bảo vệ niêm mạc đại tràng sẽ bị tấn công nhầm.

– Lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị: cũng là một trong những căn nguyên làm suy yếu các lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn tới viêm đại tràng.

– Xạ trị: Tác dụng phụ có thể kéo dài một vài tháng hoặc vài năm sau xạ trị để chữa ung thư các khu vực lân cận có khả năng phát triển các ổ viêm niêm mạc trực tràng.

– Dị ứng thực phẩm: Trong các thực phẩm như sữa đậu nành, sữa bò chứa nhiều protein dành cho trẻ có thể gây ra viêm trực tràng. Trẻ bú mẹ nhưng mẹ ăn các chế phẩm từ sữa hàm lượng đạm không phù hợp có thể gây ảnh hưởng tới trẻ.

4. Viêm niêm mạc đại tràng có nguy hiểm không?

Nếu phát hiện muộn, người bị viêm niêm mạc ở đại tràng có khả năng phục hồi thấp. Do đó cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:

– Giãn đại tràng cấp tính: Nhóm cơ tại đại tràng mất khả năng co giãn, dẫn tới nguy cơ thủng và loét rất nguy hiểm khi đại tràng bị tổn thương liên tục.

– Rò thủng đại tràng hay đại tràng đục lỗ: Các lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nếu tự ý dùng kháng sinh quá liều lượng cho phép mà không có sự chỉ dẫn của bác sỹ, khiến vết loét viêm sâu bào mòn thành đại tràng, dẫn tới thủng.

– Xuất huyết ồ ạt: Can thiệp không đúng cách khi đại tràng bị viêm nặng, khiến máu tươi chảy ồ ạt.

– U trong đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, các tế bào niêm mạc sẽ mất khả năng phục hồi chức năng.

5. Giải pháp cải thiện bệnh viêm niêm mạc đại tràng

Nên điều chỉnh lối sống lành mạnh, bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm sau:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lacttocol Max hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Trong nhịp sống hối hả ngày nay khiến chúng ta không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể, chính vì vậy mà các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng đã nghiên cứu ra các loại thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe) để tối ưu nhất biện pháp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên, chống lại bệnh tật cho cả gia đình. Điểm đặc biệt nhất của sản phẩm là thành phần chiết xuất từ các thảo dược quý tự nhiên , kết hợp cùng công nghệ khoa học hiện đại bậc nhất.Sản phẩm do Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam – Vinalink Group phân phối, cũng là doanh nghiệp đã nhiều năm uy tín trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Mỗi viên nén Lacttocol Max chứa:

  • IMCDeltaImmune (vách tế bào vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus) 400mg;
  • Cao Bạch truật 135mg;
  • Cao Bạch phục linh 60mg;
  • Phụ liệu:Chất độn lactose, cellulose vi tinh thể, calci phosphat, tinh bột bắp; màng bao CPC; chất kết dính povidon; chất chống đông vón talc, magnesi stearat; màu thực phẩm sunset yellow vừa đủ.

Đối tượng sử dụng:

Lacttocol Max sử dụng cho người bị viêm đại tràng co thắt, người có các biểu hiện: đầy bụng, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần.

Cảnh báo: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ngày dùng 2-4 viên, chia 2 lần
  • Nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ
  • Nên sử dụng liên tục một đợt từ 3-6 tháng.

– Bổ sung các loại cá biển chứa hàm lượng omega 3, chất béo lành mạnh cao, giảm viêm và các triệu chứng khác của bệnh đại tràng.

– Thịt nạc: Thêm vào bữa ăn thịt nạc giúp cơ thể hấp thu thêm hàm lượng protein bị mất trong quá trình trao đổi chất.

– Hạn chế đồ ăn tanh như cá nước ngọt, tôm, cua, trứng và nên ăn nóng ngay sau khi chế biến.

– Ăn nhiều các loại rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa như rau muống, cải, ngót…

– Chia nhỏ các bữa ăn để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Nên tránh:

– Tránh sử dụng rượu, bia, cà phê, nước có ga… kích ứng đường tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi…

– Không ăn đồ ăn bị hỏng, ôi thiu.

– Tránh ăn món tươi sống như tiết canh, cá sống, mắm tôm.. gây đau bụng, đi ngoài hoặc gia tăng vi khuẩn khiến bệnh trầm trọng hơn.

– Người viêm niêm mạc ở đại tràng thường không dung nạp với lactose nên tránh ăn bơ sữa, sữa bò…

– Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khó hấp thu.

6. Phòng ngừa bệnh

Viêm niêm mạc đại tràng chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh về đường tiêu hóa ở Việt Nam với nguyên nhân hình thành bênh chủ yếu từ những sai lầm trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh thì cần cân đối trong cách ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh stress, tẩy giun định kỳ. Ngoài ra, cũng nên khám sức khỏe thường niên để có thể tầm soát, phát hiện và điều trị viêm đại tràng sớm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mua theme này: 09072.939.830